Top Ad unit 728 × 90

Yuki Tsukumo có thể đấm bay thực tại?

Kenjaku nói rằng 
“...tạo ra một vết rách cho kết giới Sunyata”, 
có thể ngụ ý của hắn là:
Kenjaku sẽ không bị ném ra khỏi kết giới bởi vì chúng ta có thể nhận thấy có một cây thông ở đằng sau cái lỗ. Trong điều kiện thông thường, đáng nghẽ ra Kenjaku sẽ bị ném ra rất xa mà không cần thiết phải xuyên qua kết giới. Nhưng cú đấm đó đã mạnh đến mức nó phá vỡ tính chất màn của kết giới Sunyata và cuối cùng Kenjaku đã bị ném ra khỏi đó.


Nội dung dài hơn:

Tìm hiểu về “sunyata” hay “Hư không” dựa trên khái niệm cơ bản nhất thay vì khai thác những yếu tố ngoại cảnh khác ( ví dụ như hiện tượng, tôn giáo, tâm thần học và thiền định). Căn nguyên của từ này nên được hiểu thông qua triết học và đặc biệt là thông qua văn hoá Phật Giáo ở vùng Mahayana. Đồng thời, nguồn gốc phát sinh của “sunyata” cũng nên được dựa trên định nghĩa căn bản này.
Dựa trên thuật ngữ triết học ở phương tây, thì sunyata/hư không có thể được hiểu theo 3 yếu tố:

- Tính chất, vật chất, và hiện tượng.

  • Ví dụ 1: Tính chất của nước là ẩm ướt. Vì vậy, nếu có loại nước mà không ẩm ướt thì không thể được coi là nước. Từ đó ta có thể xác định được nước thông qua tính chất ẩm ướt vốn có.
  • Ví dụ 2: Vật chất cấu thành lên nước là Hidro. Vậy nên, nếu thiếu đi Hidro, thì đó sẽ không còn gọi là nước. Từ đó, ta có thể xác định được nước thông qua vật chất căn bản vốn có.
  • Ví dụ 3: Hiện tượng xung lượng xảy ra khi có khối lượng. Vì vậy, nếu thiếu đi khối lượng, hiện tượng đó sẽ không xảy ra. Từ đó, ta có thể hiểu rằng nguyên nhân xảy ra hiện tượng xung lượng sẽ được quyết định dựa trên khối lượng.
Bằng các ví dụ trên, bạn có thể tưởng tượng rằng bằng một cách nào đó, nếu làm biến mất được thực tại, chúng ta có thể tìm thấy được những dạng thực thể sơ khai nhất đạt được trạng thái “hư không” một cách hoàn hảo. Vì chúng đã có sẵn trạng thái ”hư không”, không tác động nào có thể làm chúng “rỗng” được nữa. Những thực thế này cấu tạo nên thực tại. Nói cách khác, thông qua sunyata/hư không, chúng ta có thể tìm được nguồn gốc căn nguyên của thứ tạo nên thực tại.
  • Ví dụ 4: “Điểm không tuyệt đối” hay hiện tượng “đệ quy” là căn nguyên của các dãy số thực. Vì chúng ta có thể chọn “điểm 0” hay hiện tượng “đệ quy” làm cái gốc, để tạo nên các số tự nhiên khác, rồi tiếp tục tạo ra số nguyên, và cuối cùng tập hợp số thực cũng được tạo ra.
Từ điều này, bạn có thể mường tượng được ý của Kenjaku là gì khi hắn nhắc đến “rào chắn sunyata”. Điều này có thể là nguồn gốc của mọi thứ, mọi tạo vật sẽ được tạo nên ở bên trong rào chắn. Hoặc có thể chỉ đơn giản là những kết giới đa giác đã tạo nên rào chắn. Cuối cùng, luôn có khả năng cho rằng Gege muốn ám chỉ điều gì đó hoàn toàn khác biệt khi ông ấy sử dụng từ “Sunyata”


Theo lô gic và triết học, định nghĩa tròn của một vật là định nghĩa dùng chính vật đó để giải thích.
  • Ví dụ 1: Màu đỏ là màu đỏ. Đây là một định nghĩa trong của màu đỏ vì nó dung chính màu đỏ để biểu thị màu đỏ.
  • Ví dụ 2: Oxy là một loại nước không có Hydro. Điều này có thể coi là một định nghĩa tròn vì định nghĩa của nước bắt buộc phải có Oxy trong đó. Hoặc có thể nói Oxy là một thứ gì đó chứa 1 nguyên tử Oxy và 2 nguyên tử Hidro mà không có Hydro.
  • Ví dụ 3: Gần như tất cả các công thức đệ quy trong toán học đều ít nhiều được hiểu theo định nghĩa vòng.
  • Ví dụ 4: Các phân dạng đệ quy trong tam giác Sierpinski
Trong rào chắn của Tengen, chúng ta có thể thấy rất nhiều vật thể đệ quy như các cây thông. Vì vậy, cấu trúc bên trong của rào chắn có thể được định nghĩa vòng tương tự như tam giác Sierpinski.

Nguồn: TCBscans. Dịch: D. Drager
Yuki Tsukumo có thể đấm bay thực tại? Đánh giá bởi f7deat trên 7:33 PM Xếp hạng: 5

No comments:

Powered by Blogger.