ịch sử ngoài đời thật cho tới các diễn biến trong Attack on Titan
[SPOILER ALERT] Attack on Titan là một bộ truyện có cốt truyện rất hấp dẫn, đừng nên đọc để bảo toàn trải nghiệm tận hưởng bộ truyện nếu bạn chưa đọc truyện.
Ngày 4/9 tới đây, chap 139 (13 năm nhiệm kỳ titan, 9 titan), chap cuối cùng của bộ manga Attack on Titan sẽ được cho ra mắt, kết thúc hành trình 12 năm của bộ truyện này. Là một bộ manga có sức ảnh hưởng lớn, AoT không những được đánh giá cao về chất lượng hình ảnh mà còn về độ sâu của nội dung cốt truyện, xuất phát từ việc dựa nhiều vào các diễn biến lịch sử có thật. Bài viết này sẽ tóm tắt một số những niềm cảm hứng lịch sử ngoài đời thật cho các diễn biến trong AoT:
Cuộc tranh luận giữa phe chủ chiến của phái Yeager (Floch, Yelena, Eren) và phe chủ hòa (Armin, Hange) trong quân đội trong tường thành cũng có nhiều điểm giống với cuộc tranh luận về năng lực quân sự của Nhật Bản giữa các luồng quan điểm chính trị. Sau khi thua cuộc ở WW2, Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản, được viết bởi Mỹ, quy định nước này không được phép tham chiến. Hiện nay, một cách chính thức thì Lực lượng Tự vệ của Nhật Bản chỉ được phép phòng vệ mà không được tham gia chiến tranh.
Làn sóng dân tộc chủ nghĩa thiên hữu đang lên ở Nhật Bản đã kéo theo mong muốn khôi phục lại lực lượng quân sự của nước này. Năm 2014, chính phủ cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã diễn giải lại Điều 9 Hiến pháp để cho phép Lực lượng Tự vệ của nước này được phép tham chiến ở nước ngoài với mục đích bảo vệ đồng minh. Trong khi đó, tới nay những nỗ lực để viết lại hẳn Điều 9 HP vẫn là một vấn đề được các đảng bảo thủ thúc đẩy.
Hành trình sử dụng sức mạnh Titan để đô hộ các thuộc địa, mở rộng đế chế của Marley tương ứng với thời kỳ đô hộ của các nước thực dân châu Âu trong thế kỷ 19. Trong khi đó, phe Liên minh Trung Đông được xây dựng từ hình tượng của Đế quốc Ottoman thua trận trong WW1.
Việc người dòng họ Ackermann bị săn đuổi cũng tượng trưng cho việc sức mạnh quân sự của Nhật Bản ngày nay vẫn bị những người Nhật ưa hòa bình hắt hủi, trong khi đó các phe bảo thủ thì mong muốn khôi phục.
Gắn liền với tên tuổi của Rommel là chiến thuật Bliztkrieg dùng các sư đoàn tăng thiết giáp Panzer đánh nhanh và mạnh, bất ngờ thọc sâu vào đội hình đối phương, tương tự như đặc điểm cơ động và sử dụng ngựa của Quân đoàn Do Thám.
Ở giai đoạn cuối WW2 khi nước Đức thất thế và Hitler có những quyết định đầy hoang tưởng, một bộ phận giới chức quân sự Đức đã có âm mưu hạ bệ Hitler. Dù được cho là không đồng tình với việc ám sát Hitler, Rommel vẫn là một phần của thế lực chống đối. Khi kế hoạch phá sản, Rommel được cho là có hai lựa chọn: tự sát và giữ nguyên danh dự, tiếng tăm, hoặc ra tòa xét xử. Rommel đã chọn tự sát. Trong truyện, Erwin Smith đã phải ra tòa bị xét xử tội chống lại hoàng gia Fritz và nhân loại.
Trước việc Mỹ cấm vận dầu mỏ, cắt đứt nguồn cung cho bộ máy chiến tranh của Đế quốc Nhật, giải pháp của giới chức quân sự Nhật khi đó là tấn công một đòn bất ngờ thật mạnh vào để xóa sổ hoàn toàn lực lượng hải quân của Mỹ, tạo điều kiện cho Nhật kiểm soát khu vực Thái Bình Dương.
Với sự giúp đỡ của các gián điệp người Nhật trên đảo Hawaii, tiêu biểu là Takeo Yoshikawa, 6 tàu sân bay của Hải quân Nhật, mang trên mình hơn 350 máy bay, dưới sự chỉ huy của Đô Đốc Nagumo Chuichi, đã bất ngờ ném bom Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ neo ở đảo Hawaii.
Trong truyện, Quân đoàn Trinh sát đã bay khinh khí cầu vào tấn công Liberio khi đó đang tập trung các lãnh đạo của thế giới bên ngoài, với sự giúp đỡ của các lực lượng nằm vùng như Eren, Zeke, Yelena. Cảnh Armin hóa khổng lồ hủy diệt hạm đội hải quân Marley gần như là screen-by-screen việc Hải quân Nhật ném bom Trân Châu Cảng.
Ông được coi là cha đẻ của lực lượng thiết kỵ Nhật Bản hiện đại, nhưng cũng bị người dân Hàn Quốc và Trung Quốc coi là tội phạm chiến tranh, khi ông này có tham gia chỉ huy các lực lượng Quân đội Đế quốc Nhật ở các cuộc xâm lược Triều Tiên và Trung Quốc.
Đến nay, vấn đề tội ác chiến tranh vẫn là một vấn đề gây chia rẽ sâu sắc giữa người Hàn, Trung và người Nhật. Vì lấy nguyên mẫu Dot Pixis từ Yoshifuru, tác giả Ishiyama Hajime đã phải nhận hơn 1,000 lời dọa giết online từ cộng đồng người đọc Hàn Quốc.
Phương châm "gấp đôi đến chết" của Titan Tiến công cũng là một trong những nét đặc trưng của quân đội Đức Quốc Xã dưới quyền Hitler. Ngay cả khi quân đội thất thế về quân số hay vật lực, Hitler vẫn không cho phép đầu hàng mà phải gấp đôi đến chết, như ở chiến dịch Stalingrad hay trận phản kích Ardennes.
Ngoài quyết định hủy diệt nhân loại bị ví với việc diệt chủng của Hitler, Eren Jaeger cũng đã bị Quân đoàn Trinh Sát giam giữ trong ngục vì kế hoạch tấn công Liberio để cướp về Zeke - tương tự như việc Hitler bị kết án tù 5 năm sau cuộc đảo chính thất bại năm 1923 của Đảng Quốc Xã.
Sau khi vào tù và ra tù chỉ sau 9 tháng, Hitler đã tích cực truyền bá tư tưởng Quốc Xã và cuối cùng lên nắm quyền năm 1933, tự xưng Quốc Trưởng, đưa nước Đức tiến vào một giai đoạn chủ nghĩa dân tộc cực hữu - tương tự như việc Phái Yeager, tin tưởng vào Eren và mục tiêu tấn công thế giới bên ngoài, đã đảo chính lực lượng của Pixis và nắm quyền ở phía trong tường thành.
Quan điểm của những người này là Attack on Titan là câu chuyện có yếu tố neo-Nazi, "the good guys lost WW2", quan điểm bài Do Thái, chống lại thế giới toàn cầu hóa bị tẩy não coi người Eldia là kẻ xấu. Trong khi đó, những người có xu hướng da trắng thượng đẳng lại đồng cảm với câu chuyện người Eldia bị "phân biệt chủng tộc ngược", bị coi là người xấu chỉ vì quá khứ thực dân đô hộ ngày xưa.
Về phần mình, tác giả Ishiyama vẫn luôn khẳng định tác phẩm của ông phi chính trị, và nêu quan điểm: "Là một người viết, tôi nghĩ rằng sẽ là bất lịch sự khi yêu cầu người đọc phải hiểu câu chuyện tôi viết như thế nào."
Điều quan trọng nhất với Ishiyama, đó là "Attack on Titan không phán xét thế nào là đúng, là sai."
Ngày 4/9 tới đây, chap 139 (13 năm nhiệm kỳ titan, 9 titan), chap cuối cùng của bộ manga Attack on Titan sẽ được cho ra mắt, kết thúc hành trình 12 năm của bộ truyện này. Là một bộ manga có sức ảnh hưởng lớn, AoT không những được đánh giá cao về chất lượng hình ảnh mà còn về độ sâu của nội dung cốt truyện, xuất phát từ việc dựa nhiều vào các diễn biến lịch sử có thật. Bài viết này sẽ tóm tắt một số những niềm cảm hứng lịch sử ngoài đời thật cho các diễn biến trong AoT:
1. Người Eldia ở ngoài tường thành - Người Do Thái:
Đây có lẽ là chi tiết dễ nhận ra nhất trong AoT. Người Eldia phải đeo băng tay hình ngôi sao, ở trong trại tập trung Liberio, bị thế giới e sợ và coi là quái vật có âm mưu làm bá chủ thế giới, Zeke có kế hoạch diệt chủng dân tộc Eldia. Trong thực tế, người Do Thái trong thời kỳ WW2 dưới sự kiểm soát của Đức Quốc Xã cũng phải đeo băng tay có hình ngôi sao David, ở trong trại tập trung, bị diệt chủng trên diện rộng do bị ghét bỏ bởi những quan điểm người Do Thái sẽ thống trị thế giới qua hệ thống ngân hàng, tài chính.2. Người Eldia ở trong tường thành - Đức Quốc Xã, Đế quốc Nhật:
Câu chuyện Đế chế Eldia từng một thời thét ra lửa sau khi thua trận giờ đây phải thu mình vào một góc đảo nhỏ có rất nhiều điểm tương đồng với việc Đức Quốc Xã và Đế quốc Nhật thua trận ở sau WW2 và bị giới hạn về quân sự. Trong khi Đức đã được phép vũ trang như một phần của phe NATO chống lại Liên Xô trong Chiến tranh lạnh, thì tới nay Nhật Bản vẫn chưa được phép có lực lượng quân đội của riêng mình.Cuộc tranh luận giữa phe chủ chiến của phái Yeager (Floch, Yelena, Eren) và phe chủ hòa (Armin, Hange) trong quân đội trong tường thành cũng có nhiều điểm giống với cuộc tranh luận về năng lực quân sự của Nhật Bản giữa các luồng quan điểm chính trị. Sau khi thua cuộc ở WW2, Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản, được viết bởi Mỹ, quy định nước này không được phép tham chiến. Hiện nay, một cách chính thức thì Lực lượng Tự vệ của Nhật Bản chỉ được phép phòng vệ mà không được tham gia chiến tranh.
Làn sóng dân tộc chủ nghĩa thiên hữu đang lên ở Nhật Bản đã kéo theo mong muốn khôi phục lại lực lượng quân sự của nước này. Năm 2014, chính phủ cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã diễn giải lại Điều 9 Hiến pháp để cho phép Lực lượng Tự vệ của nước này được phép tham chiến ở nước ngoài với mục đích bảo vệ đồng minh. Trong khi đó, tới nay những nỗ lực để viết lại hẳn Điều 9 HP vẫn là một vấn đề được các đảng bảo thủ thúc đẩy.
3. Đảo Paradis, lục địa Marley - Đảo Madagascar, lục địa châu Phi:
Dù bối cảnh xã hội bên trong tường thành được lấy là nước Đức (Jaeger, Armin, Reiner,... đều là tên Đức), vị trí địa lý của đảo Paradis là trong đời thực là đảo Madagascar, còn phần bản đồ lục địa Marley là bản đồ của châu Phi và Trung Đông đảo ngược.Hành trình sử dụng sức mạnh Titan để đô hộ các thuộc địa, mở rộng đế chế của Marley tương ứng với thời kỳ đô hộ của các nước thực dân châu Âu trong thế kỷ 19. Trong khi đó, phe Liên minh Trung Đông được xây dựng từ hình tượng của Đế quốc Ottoman thua trận trong WW1.
4. Chiến tranh Marley - Liên minh Trung Đông - Hải chiến Cảng Lữ Thuận:
Nguyên mẫu của trận chiến ở bến cảng giữa Marley và Liên minh Trung Đông là Hải chiến Cảng Lữ Thuận (1904) giữa Hải quân Nhật và Hải quân Nga. Trận chiến bắt đầu bằng một cuộc tấn công bất ngờ trong đêm 8/2 của một toán khu trục hạm Nhật Bản vào hạm đội Thái Bình Dương của Nga đang neo đậu tại cảng Lữ Thuận ở Mãn Châu. Tiếp theo vào sáng mùng 9 diễn ra cuộc giao tranh giữa các tàu chiến của hai bên. Trận chiến kết thúc bất phân thắng bại, tuy nhiên từ đó hạm đội của Nga bị hải quân Nhật phong tỏa tại Lữ Thuận cho đến tận tháng 5 năm 1904.5. Sức chiến đấu của dòng họ Ackermann, người Phương Đông - Sức mạnh của Hải quân Nhật trong WW2:
Trong truyện, những người của dòng họ Ackermann như Levi, Mikasa và Kenny luôn có sức chiến đấu vượt trội so với người khác. Mikasa chính là tên của kỳ hạm (tàu chỉ huy) của một trong hai sư đoàn Hải quân Nhật tham gia đột kích hải quân Nga ở cảng Lữ Thuận. Mikasa là kỳ hạm của Sư đoàn 1 bao gồm các thiết giáp hạm Hatsuse, Shikishima, Asahi, Fuji và Yashima. Các thiết giáp hạm chính này được hộ tống bởi một sư đoàn tuần dương hạm và 13 khu trục hạm và tàu phóng lôi nhỏ khác.Việc người dòng họ Ackermann bị săn đuổi cũng tượng trưng cho việc sức mạnh quân sự của Nhật Bản ngày nay vẫn bị những người Nhật ưa hòa bình hắt hủi, trong khi đó các phe bảo thủ thì mong muốn khôi phục.
6. Erwin Smith - Erwin Rommel:
Không quá khó để nhận ra nguyên mẫu của Erwin Smith từ cái tên Erwin, kiểu đầu bổ luống và bối cảnh quân sự nước Đức - "Cáo Sa mạc" Erwin Rommel. Rommel là một vị tướng được coi trong từ cả phía Đức lẫn Phe Đồng Minh, với khả năng đánh trận xuất sắc trong WW2.Gắn liền với tên tuổi của Rommel là chiến thuật Bliztkrieg dùng các sư đoàn tăng thiết giáp Panzer đánh nhanh và mạnh, bất ngờ thọc sâu vào đội hình đối phương, tương tự như đặc điểm cơ động và sử dụng ngựa của Quân đoàn Do Thám.
Ở giai đoạn cuối WW2 khi nước Đức thất thế và Hitler có những quyết định đầy hoang tưởng, một bộ phận giới chức quân sự Đức đã có âm mưu hạ bệ Hitler. Dù được cho là không đồng tình với việc ám sát Hitler, Rommel vẫn là một phần của thế lực chống đối. Khi kế hoạch phá sản, Rommel được cho là có hai lựa chọn: tự sát và giữ nguyên danh dự, tiếng tăm, hoặc ra tòa xét xử. Rommel đã chọn tự sát. Trong truyện, Erwin Smith đã phải ra tòa bị xét xử tội chống lại hoàng gia Fritz và nhân loại.
7. Trận chiến ở Liberio - Trận Trân Châu Cảng:
Bất ngờ tấn công trước một đế quốc mạnh hơn đang lăm le mình bằng đường hàng không với sự giúp đỡ của nội gián là kịch bản ngoài đời thực của Trận Trân Châu Cảng.Trước việc Mỹ cấm vận dầu mỏ, cắt đứt nguồn cung cho bộ máy chiến tranh của Đế quốc Nhật, giải pháp của giới chức quân sự Nhật khi đó là tấn công một đòn bất ngờ thật mạnh vào để xóa sổ hoàn toàn lực lượng hải quân của Mỹ, tạo điều kiện cho Nhật kiểm soát khu vực Thái Bình Dương.
Với sự giúp đỡ của các gián điệp người Nhật trên đảo Hawaii, tiêu biểu là Takeo Yoshikawa, 6 tàu sân bay của Hải quân Nhật, mang trên mình hơn 350 máy bay, dưới sự chỉ huy của Đô Đốc Nagumo Chuichi, đã bất ngờ ném bom Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ neo ở đảo Hawaii.
Trong truyện, Quân đoàn Trinh sát đã bay khinh khí cầu vào tấn công Liberio khi đó đang tập trung các lãnh đạo của thế giới bên ngoài, với sự giúp đỡ của các lực lượng nằm vùng như Eren, Zeke, Yelena. Cảnh Armin hóa khổng lồ hủy diệt hạm đội hải quân Marley gần như là screen-by-screen việc Hải quân Nhật ném bom Trân Châu Cảng.
8. Dot Pixis - Yoshifuru Akiyama:
Chính tác giả Ishiyama Hajime đã chia sẻ rằng hình tượng Tổng chỉ huy Các lực lượng Phía Nam Dot Pixis được lấy nguyên mẫu từ hình tượng của Tướng Akiyama Yoshifuru của Quân đội Đế quốc Nhật Bản.Ông được coi là cha đẻ của lực lượng thiết kỵ Nhật Bản hiện đại, nhưng cũng bị người dân Hàn Quốc và Trung Quốc coi là tội phạm chiến tranh, khi ông này có tham gia chỉ huy các lực lượng Quân đội Đế quốc Nhật ở các cuộc xâm lược Triều Tiên và Trung Quốc.
Đến nay, vấn đề tội ác chiến tranh vẫn là một vấn đề gây chia rẽ sâu sắc giữa người Hàn, Trung và người Nhật. Vì lấy nguyên mẫu Dot Pixis từ Yoshifuru, tác giả Ishiyama Hajime đã phải nhận hơn 1,000 lời dọa giết online từ cộng đồng người đọc Hàn Quốc.
8. Eren Jaeger - Adolf Hitler:
Được gọi một cách thân thương đầy chất meme với biệt danh Quốc trưởng sau quyết định hủy diệt nhân loại, thực sự thì Eren Jaeger có rất nhiều điểm tương đồng với hình mẫu Adolf Hitler.Phương châm "gấp đôi đến chết" của Titan Tiến công cũng là một trong những nét đặc trưng của quân đội Đức Quốc Xã dưới quyền Hitler. Ngay cả khi quân đội thất thế về quân số hay vật lực, Hitler vẫn không cho phép đầu hàng mà phải gấp đôi đến chết, như ở chiến dịch Stalingrad hay trận phản kích Ardennes.
Ngoài quyết định hủy diệt nhân loại bị ví với việc diệt chủng của Hitler, Eren Jaeger cũng đã bị Quân đoàn Trinh Sát giam giữ trong ngục vì kế hoạch tấn công Liberio để cướp về Zeke - tương tự như việc Hitler bị kết án tù 5 năm sau cuộc đảo chính thất bại năm 1923 của Đảng Quốc Xã.
Sau khi vào tù và ra tù chỉ sau 9 tháng, Hitler đã tích cực truyền bá tư tưởng Quốc Xã và cuối cùng lên nắm quyền năm 1933, tự xưng Quốc Trưởng, đưa nước Đức tiến vào một giai đoạn chủ nghĩa dân tộc cực hữu - tương tự như việc Phái Yeager, tin tưởng vào Eren và mục tiêu tấn công thế giới bên ngoài, đã đảo chính lực lượng của Pixis và nắm quyền ở phía trong tường thành.
9. Sự ủng hộ của những người theo quan điểm cực hữu:
Dù cho tác giả Ishiyama Hajime luôn khẳng định tác phẩm hư cấu của mình là phi chính trị, cốt truyện về sự nổi dậy của người Eldia dưới sự dẫn dắt của Eren nhận được nhiều sự cảm thông từ những bộ phận người đọc có quan điểm dân tộc chủ nghĩa cực hữu, đặc biệt là trên các diễn đàn như 4chan.Quan điểm của những người này là Attack on Titan là câu chuyện có yếu tố neo-Nazi, "the good guys lost WW2", quan điểm bài Do Thái, chống lại thế giới toàn cầu hóa bị tẩy não coi người Eldia là kẻ xấu. Trong khi đó, những người có xu hướng da trắng thượng đẳng lại đồng cảm với câu chuyện người Eldia bị "phân biệt chủng tộc ngược", bị coi là người xấu chỉ vì quá khứ thực dân đô hộ ngày xưa.
Về phần mình, tác giả Ishiyama vẫn luôn khẳng định tác phẩm của ông phi chính trị, và nêu quan điểm: "Là một người viết, tôi nghĩ rằng sẽ là bất lịch sự khi yêu cầu người đọc phải hiểu câu chuyện tôi viết như thế nào."
Điều quan trọng nhất với Ishiyama, đó là "Attack on Titan không phán xét thế nào là đúng, là sai."
ịch sử ngoài đời thật cho tới các diễn biến trong Attack on Titan
Đánh giá bởi f7deat
trên
8:26 AM
Xếp hạng:
No comments: