Vì sao Tanjiro là "chân ái" của mọi tầng lớp độc giả khi đọc Kimetsu no Yaiba?
Tốt bụng, giản đơn, ngây thơ, thành thực, sự đồng cảm, ân cần - đó là những gì nổi bật nhất mà độc giả thấy được ở cậu bé Tanjiro
Mỗi tác giả có một lối xây dựng hình tượng nhân vật chính khác nhau cho tác phẩm của mình, vậy các bạn đọc tìm thấy gì trong tâm hồn Tanjirou? Tốt bụng, giản đơn, ngây thơ, thành thực, sự đồng cảm, ân cần - đó là những gì nổi bật nhất mà độc giả thấy được ở cậu bé. Hình tượng nam chính mà Gotouge Koyoharu xây dựng vừa quen thuộc, gần gũi với thực tế mà cũng lại mang những nét độc đáo riêng thu hút người đọc dõi theo hành trình của cậu bé.
1. Main nhưng không "bá"
Chắc chắn Tanjiro không nằm trong top những kiếm sĩ mạnh nhất và đến cuối truyện khi đã rửa tay gác kiếm, cậu vẫn không đạt đến trình độ điêu luyện ấy. Việc xây dựng nhân vật chưa khai phá tột đỉnh tiềm năng đã kết thúc tác phẩm tuy gây nhiều hụt hẫng nhưng cũng là điểm mới lạ của Kimetsu no Yaiba.
Tanjiro chưa bao giờ là dạng vốn sinh ra đã "bá". Thậm chí, trong dàn nhân vật trung tâm, cậu còn chẳng thuộc top những kẻ thiên tài. Không như Nham Trụ Himejima hay Hà Trụ Muichiro chỉ mất 2 tháng đã đạt đến đẳng Trụ, Tanjiro chăm chỉ "cày level" suốt 2 năm trời mà vẫn chật vật ở vòng thi loại. Dù sau đó lần lượt đánh bại và con quỷ cấp trung như Quỷ Đầm Lầy, Quỷ Mũi Tên, Quỷ Nhện thì đó đều chỉ là những chiến thắng suýt sao và luôn cần thêm sự trợ giúp.
Sự hy sinh của Viêm Trụ Kyojuro trong nhiệm vụ với Hạ Nhất Enmu là cú thúc đẩy cực lớn khiến Tanjiro nhận thức rõ hơn về sự yếu kém của bản thân. Cậu tiếp tục mài giũa những kỹ thuật kiếm mình được lĩnh hội và từ đó góp công lớn vào các cuộc chiến chống lại quỷ cấp cao như Thượng Lục, Thượng Tứ. Dù đã mở được hàng loạt những giới hạn sức mạnh như Ấn, cảnh giới nhìn xuyên thấu, hóa đỏ kiếm thì rốt cuộc, tất cả các kỹ thuật của cậu đều không có cái nào hoàn thiệt.
Việc Tanjiro đối đầu với Chúa quỷ Muzan cùng các đồng đội của mình, ai cũng góp công lớn vào cuộc chiến cuối cùng đã tạo nên một sự cân bằng tốt cho trận đánh.
2. Không phải "con ông cháu cha"
Độc giả truyện tranh thiếu niên đã quá quen thuộc với cách xây dựng tiểu sử nam chính là con cháu hoặc có dây mơ rễ má với nhân vật ông trùm nào đó trong tác phẩm. Ở Kimetsu no Yaiba, Gotouge không làm thế. Ngay từ chương 1 tác giả đã xác định gia đình Kamado chỉ là một gia đình bán than nghèo khó và cho đến cuối, khi những bí ẩn cuối cùng được vén lên, họ…vẫn chỉ là một gia đình bán than như lúc đầu!
Không có bí ẩn gì cả, tác giả viết nhà Kamado bán than tức là họ truyền đời suốt hơn 300 năm vẫn bán than đó!
Kể cả khi ngược dòng thời gian trở lại thời đại Chiến quốc 300 năm về trước, thời đại tung hoành của các kiếm sĩ mang Ấn do thánh nhân Yoriichi dẫn dắt thì dòng họ của Tanjiro vẫn chẳng khấm khá hơn. Tổ tiên của cậu cũng là những người làm nghề bán than củi, tuy nghèo khó nhưng ấm cúng và mang tấm lòng nhân hậu.
Kế thừa di sản của thánh nhân Yoriichi đơn thuần là việc làm đền ơn đáp nghĩa của cụ tổ dòng họ chứ không hề có "plot twist" gì ở đây cả.
3. Tấm lòng nhân hậu nhưng không phải là một nhân vật "thánh mẫu"
Tanjiro rất tốt bụng, rất dịu dàng nhưng cậu sẽ không dành tấm lòng đó cho những kẻ không xứng đáng. Không ít lần ta thấy cậu bé thực sự nổ giận giữa cuộc chiến và ra tay không tiếc thương.
Ngay từ đầu tác phẩm cậu đã thể hiện tính cách dứt khoát đó. Tanjiro có thể đồng cảm và thương hại những con quỷ biết hối hận, không chà đạp lên nỗi đau khổ của chúng. Tuy nhiên, với những con quỷ thuần túy, Tanjiro chưa bao giờ nhân nhượng. Quỷ Đầm Lầy, đối thủ đầu tiên của cậu khi chính thức trở thành kiếm sĩ diệt quỷ, là minh chứng rõ ràng nhất. Khi cậu tra khảo hắn nghe lời ba hoa vớ vẩn về việc giết nạn nhân, Tanjiro thực sự phẫn nộ và dùng kiếm xé toạc miệng của hắn.
4. Nói lên triết lý về tầm quan trọng của việc "được sống"
"Cuộc sống thật chẳng dễ dàng gì nhưng được sống là một phước lành."
Đây là câu độc thoại mở đầu câu chuyện của Tanjiro – nam chính, nhân vật trung tâm của toàn bộ tác phẩm Kimetsu no Yaiba và có lẽ cũng là tiêu chí quan trọng mà Gotouge muốn nói.
Trong thế giới tàn khốc của Kimetsu no Yaiba, lời nhắn gửi này dường như càng nổi bật hơn. Tuy nhiên, ta thấy rằng Tanjiro lại chẳng bao giờ áp đặt "triết lý sống" của cậu lên các nhân vật khác mà truyền tải nó cho những người xung quanh thật nhẹ nhàng.
Đơn cử như cách mà Tanjiro thuyết phục Thủy Trụ tham gia vào khóa huấn luyện binh sĩ. Khi đó, thay vì túm áo Giyu và diễn thuyết một tràng niềm tin hy vọng thì cậu chỉ cố gắng gợi nhắc cho anh về quá khứ đối với người bạn Sabito. Những lần mà Tanjiro cố gắng thuyết phục người khác về việc được sống đều là những cách thức gián tiếp.
Đa số các nhân vật trung tâm trong tác phẩm đều chẳng có lấy hạnh phúc trọn vẹn, gia đình của họ ít nhiều đều đã tan vỡ bởi biến động cuộc sống. Mặc dù đau khổ là vậy, nhưng những người còn ở lại vẫn cứ phải tiếp tục sống. Tanjiro cũng thuyết phục Yushiro sống tiếp dù cho người duy nhất mà cậu quan tâm trên đời, phu nhân Tamayo, đã hy sinh.
Điều đặc biệt là từ đầu đến cuối tác phẩm, Tanjiro không hề phản bội hay hành động trái ngược với những lời mình đã nói.
Nhân dịp Đàn ông Song Tử ra mắt tại Việt Nam, chúng tôi xin gửi tặng độc giả 3 chiếc áo và 2 cuốn cuốn sổ dành cho các fan hâm mộ IT. Để nhận được các món quà lưu niệm, độc giả vui lòng để lại thông tin cá nhân ở dưới đây.Bài viết được thực hiện với sự trợ giúp của AV Crush
No comments: